Cả nước còn 718 doanh nghiệp Nhà nước

CTY TNHH KT-TM-DV NGUYỄN HUỲNH

VI | EN

Hotline:

0913 769 031

Hotline : 0913 769 031

Email : scc.tuananh@gmail.com

Facebook Skype

Tin tức

Cả nước còn 718 doanh nghiệp Nhà nước

Theo đó, năm 2001, cả nước có khoảng 6.000 DNNN, đến năm 2011 có 1.368 DNNN thì đến hết tháng 10-2016 còn 718 DNNN.
 
         Hơn nữa, việc sắp xếp lại giúp các DNNN tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt, thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh. Nếu thời điểm năm 2001, DNNN dàn trải trên 60 ngành, lĩnh vực thì đến nay chỉ còn 19 ngành, lĩnh vực; đại đa số có quy mô vừa và lớn.
 
         Mặc dù có số lượng chiếm tỷ trong nhỏ (0,67% tổng số DN) nhưng DNNN vẫn nộp ngân sách đáng kể, đóng góp lớn nhất vào GDP (DNNN: 28,8%, ngoài Nhà nước: 11,8%, FDI: 17,9%).
 
         Báo cáo của Ban chỉ đạo Đổi mới và phát triển DN cũng cho thấy, giai đoạn 2011-2015, cả nước đã sắp xếp được 591 DNNN (đạt 96% kế hoạch), trong đó, cổ phần hóa được 499 DN và bộ phận DN (đạt 96,3% kế hoạch), sáp nhập hợp nhất 48 DN, giải thể 17 DN, phá sản 8 DN; bán, giao 10 DN, chuyển thanh công ty TNHH nhiều thành viên 8 DN.
      
         Như vậy, tổng số DNNN được sắp xếp từ trước đến nay là 5.950 DN, cổ phần hóa 4.460 DN và bộ phận DN. Tính đến hết tháng 10-2016, cả nước còn 718 DNNN (10 tháng đầu năm sắp xếp được 60 DNNN).
 
Các DNNN sau cổ phần hóa đều có hiệu quả hoạt động nâng lên, nhiều DN tăng cao tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu, tạo ra các tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
 
         Theo đó, Bộ Tài chính tổng hợp kết quả hoạt động 350 DN sau cổ phần hóa năm 2015 cho thấy so với năm trước khi cổ phần hóa, lợi nhuận trước thuế tăng 49%, nộp ngân sách tăng 27%, vốn điều lệ tăng 72%, tổng tài sản tăng 39%, doanh thu tăng 29%, thu nhập bình quân của người lao động tăng 33%.
 
         Tuy đạt được kết quả khả quan, nhưng báo cáo cho biết, vẫn còn một số DNNN đến hết năm 2015 chưa hoàn thành cổ phần hóa theo tiến độ, hoặc nhiều DNNN đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết, đăng ký giao dịch theo quy định.
 
         Hơn nữa, kết quả thoái vốn đầu tư ngoài ngành và tại các DN mà Nhà nước không cần nắm giữ còn thấp so với yêu cầu. Giai đoạn 2011-2015, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước mới thoái được 42% tổng số vốn phải thoái ra khỏi 5 lĩnh vực nhạy cảm là: chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm, tài chính, bật động sản.
 
         Đặc biệt, việc giải thể, phá sản DN yếu kém mất thời gian, có trường hợp kéo dài trên 10 năm. Trong 5 năm triển khai chỉ có 9 DN phá sản, vẫn còn DN thua lỗ kéo dài chưa được xử lý dứt điểm.
 
         Vì thế, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, Chính phủ xác định, DN mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn và cổ phần chi phối chỉ duy trì trong những lĩnh vực then chốt, thiết yếu. Các DN này cần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh; kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và năng lực quản trị theo chuẩn mực quốc tế; được trao quyền chủ động hơn gắn với tăng cường trách nhiệm; được quản lý, giám sát chặt chẽ; công khai, minh bạch về hoạt động sản xuất, kinh doanh; bình đẳng với DN thuộc các thành phần kinh tế khác.
 
         DN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn hoặc cổ phần chi phối phải thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước theo cơ chế thị trường; bảo đảm công khai, minh bạch, có hiệu quả, tránh thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước. 
 
         Qua đó, thực hiện xã hội hóa và phân bổ lại theo cơ chế thị trường các nguồn lực của Nhà nước về nhân lực, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, các yếu tố về độc quyền tự nhiên và lợi thế khác để tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp tư nhân, tạo động lực nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Ngân Giang  (nguồn: Theo Hương Dịu www.baohaiquan.vn)
©2016 Copyright NGUYEN HUYNH - Designed by Viet Wave

Hotline